sửa máy tính tận nơi

CÁCH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TẠI NHÀ

Để có thể áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ tại nhà, thì các bậc cha mẹ cũng cần phải có những kiến thức đầy đủ để có thể hiểu và dạy trẻ tốt hơn. Dưới đây là những kinh nghiệm áp dụng Montessori tại nhà mà các nhà giáo dục chia sẻ với các bậc phụ huynh:
1.     Trẻ muốn được tôn trọng
Phương pháp giáo dục Montessori giúp trẻ hiểu được rằng thế giới này là một nơi đầy thú vị để trẻ có thể thể hiện đầy đủ các khả năng của mình. Chúng bắt đầu xem mình như những người lớn, có thể tự làm mọi việc cho mình.Apply-at-home-1 Trẻ coi bố mẹ như những người bạn thân thiết luôn ở bên cạnh để giúp chúng trong những lúc cần thiết, chứ không phải bố mẹ ở đó để can thiệp quá nhiều hoặc kiểm soát các hành động của chúng. Do đó các bậc cha mẹ nên dành sự tôn trọng đặc biệt cho trẻ và đối xử với chúng như những người lớn.
2.     Nuôi dưỡng niềm yêu thích khám phá, sáng tạo của trẻ.
Tiếp cận với phương pháp Montessori, trẻ sẽ được thoải mái làm những gì mình thích, tìm hiểu những gì mà chúng đam mê. Sẽ có những lúc, con của bạn say mê nói với bạn những điều mà chúng đã khám phá ra trong ngày hôm nay hoặc những điều chúng muốn làm trong ngày mai. Apply-at-home-2Chẳng hạn về cách nấu ăn, tìm hiểu vòng đời của loài bướm hay niềm vui khi khám phá ra kỹ năng mới trong việc học đếm và viết… Do đó sẽ thật sự tuyệt vời nếu cha mẹ có thể cùng tham gia, chia sẻ với trẻ về những niềm vui này. Lúc ấy chúng thực sự rất cần bạn dành thời gian cho chúng chứ không phải là sự bận rộn, hay mệt mỏi khi chia sẻ kiến thức với trẻ. Nhờ có bố mẹ tham gia vào việc cùng nghiên cứu, khám phá, mà nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ đã có kiến thức sâu rộng về những thứ như các chi khác nhau trong loài bọ cánh cứng, hình dạng của các loại lá cây hoặc tên của các khối hình học…
3.     Có đầy đủ công cụ học tập cho trẻ
Khi học với bộ giáo cụ Montessori, trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà chúng thích. Có thể chúng muốn vẽ, cắt, dán, viết, làm sách, xếp hình tòa nhà, đọc chữ… Tất cả những điều đó đều được thực hiện tại phòng riêng hoặc 1 không gian riêng của trẻ.Do đó việc có đầy đủ cho bé 1 bộ giáo cụ Montessori là rất cần thiết. Những bộ đồ Montessori màu sắc đẹp đẽ theo các môn học khác nhau được đựng trong những chiếc hộp hoặc khay riêng biệt, và được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự trên giá, kệ sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng việc học Montessori của chúng là một điều vô cùng quan trọng nên mới được bố mẹ quan tâm sâu sắc dành cho không gian riêng như vậy.Apply-at-home-3Điều này sẽ tác động tới ý thức của trẻ về việc sau khi học với đồ chơi Montessori, chúng sẽ biết cách sắp xếp đồ lại ngăn nắp theo đúng vị trí. Việc này sẽ hình thành nên sự ngăn nắp, gọn gàng trong tính cách của trẻ.
4.Luôn tự hào và đừng bao giờ tạo áp lực cho con mình.
Chúng ta đã và đang sống trong 1 xã hội đầy áp lực và những kỳ vọng từ bên ngoài. Và chúng ta cũng biết sự phát triển trong những năm tháng đầu đời là nền tảng sau này của mỗi người. Mỗi đứa trẻ đều có những tiềm năng ẩn sâu bên trong và có niềm khao khát học hỏi miễn sao chúng được nuôi dưỡng trong một môi trường phù hợp. Phương pháp Montessori nhấn mạnh vào 2 yếu tố : sự tập trung và niềm đam mê – điều mà hiếm khi chúng ta thấy được trong cuộc sống của người lớn. Nhưng những yếu tố ấy đang ngày càng bị đe dọa bởi các áp lực từ bên ngoài, thứ áp lực được gây ra bởi những người làm cha làm mẹ chẳng hạn như: con mình phải biết làm toán giỏi hơn con người khác khác, viết chữ giỏi hơn, tô màu cho các vật thể phải chính xác, vẽ phải thật giống hình thật, rồi con trai thì phải làm được tất cả mọi thức mà con gái làm được…
Áp lực từ bên trong tâm thức thôi thúc trẻ tìm tòi, khám phá thì ở chiều ngược lại, áp lực từ gia đình, xã hội sẽ lại là điều vô cùng nguy hiểm với trẻ. Nó có thể can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, làm cho trẻ sợ hãi. Vì vậy chúng tôi thực tâm mong các bậc làm cha mẹ hãy luôn tin vào con mình, đừng vì muốn con mình phải giỏi hơn người khác mà vô tình làm tổn thương tâm hồn trẻ. Hãy để cho tài năng của trẻ được bộc lộ 1 cách tự nhiên nhất, hãy để chúng được tự do sống cuộc đời của mình

Tài liệu hay phương pháp dạy trẻ



Tên Sách : Em phải đến Harvard học kinh tế
Tác giả : Lưu Vệ Hoa - Trương Hán Vũ
Số trang : 399 trang

Tên Sách: Thiên tài và giáo dục từ sớm
Tác giả:
Số trang : 75 trang

Tên sách: Dạy con kiểu Nhật
Tác giả:
Số trang:

Tên Sách: Phương pháp giáo dục con của người do Thái
Tác giả:
Số trang:

Tên sách : Cha giàu cha nghèo
Tác giả:
Số trang:

Tên Sách: Tôi tài giỏi bạn cũng thế 
Tác giả:
Số trang:

Tên sách: 7 thói quen của người thành đạt
Tác giả:
Số trang: 

Ông chủ Facebook tạo phần mềm quản lý giáo dục

TP - Với website lập ra năm 2004 để dành riêng cho sinh viên Harvard rồi trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với 1,5 tỷ người dùng (tính đến đầu tháng 4/2015), Mark Zuckerberg đã khiến thế giới rộng mở và kết nối hơn. Với doanh thu Facebook đạt gần 12,5 tỷ USD năm 2014, tỷ phú Zuckerberg có tiêu tiền như Công tử Bạc Liêu?
Mark Zuckerberg Mark Zuckerberg
Ðầu tư 5 triệu USD vào phần mềm giáo dục
Ngày 22/9, The Tech Portal đưa tin, Mark Zuckerberg và người vợ gốc Hoa Priscilla Chan đã đầu tư 5 triệu USD vào MasteryConnect - một doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, có trụ sở chính ở thành phố Salt Lake (thủ phủ bang Utah của Mỹ). Nhờ số tiền của vợ chồng ông chủ Facebook, tổng vốn đầu tư của MasteryConnect tính đến cuối tháng 9/2015 tăng lên 29 triệu USD.
MasteryConnect thiết kế phần mềm trợ giúp giáo viên theo sát mức độ tiến bộ của học sinh. Cụ thể, hãng phát triển chương trình ứng dụng giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua một hệ thống đo lường định tính, chứ không phải hệ thống đo lường định lượng được áp dụng rộng rãi.
MasteryConnect tuyên bố, khách hàng là 85% các sở giáo dục ở Mỹ, cung cấp dịch vụ cho hơn 2 triệu giáo viên. Không chỉ đắt khách ở Mỹ, phần mềm đã thu hút người dùng đến từ 170 nước trên thế giới. Tính đến cuối tháng 9, ứng dụng của MasteryConnect đã được tải xuống hơn 5 triệu lượt.
Với mỗi trường học, phí sử dụng phần mềm vào khoảng 7 USD (158.000 đồng)/học sinh/năm. Tuy nhiên, phần mềm được cung cấp miễn phí cho giáo viên. Trong lĩnh vực bán hàng, MasteryConnect chú trọng việc quảng bá tự thân trong đội ngũ giáo viên, chứ không chỉ dựa vào hệ thống thanh toán thẻ tín dụng. “Xấp xỉ 33% lượng phần mềm bán được có sự giúp sức của chính các giáo viên”, CEO Reid nói. Ông cho biết, mỗi tháng có khoảng 50.000-60.000 giáo viên đăng ký sử dụng dịch vụ của hãng.
Với sự ủng hộ của Chan (từng làm giáo viên, là người yêu của Zuckerberg từ thời anh học ở Ðại học Harvard), ông chủ Facebook lặng lẽ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Trước khi bỏ vốn vào MasteryConnect, hai vợ chồng đã rót 120 triệu USD vào các trường học ở khu vực vịnh San Francisco, bang California. Nhưng họ đâu chỉ đầu tư để sinh lời!
Làm từ thiện cả tỷ đô la
Ngày 17/6, Fortune đưa tin, CEO của Facebook và vợ chuyển 5 triệu USD cho quỹ học bổng TheDream.US để giúp những người nhập cư chưa có giấy tờ hợp pháp đang sinh sống tại Mỹ có cơ hội học đại học một cách đàng hoàng. 
“Mỹ được thành lập với tư cách một quốc gia của những người nhập cư. Chúng ta phải chào đón những người trẻ tuổi chăm chỉ, thông minh đến từ mọi quốc gia và giúp mọi người trong xã hội chúng ta đạt được khả năng cao nhất của họ. Nếu chúng ta giúp ngày càng nhiều người nhập cư trẻ tuổi có thêm cơ hội mới, đất nước chúng ta sẽ đạt được những tiến bộ ngày càng lớn”, Zuckerberg viết trên Facebook.
Theo The Independent, vợ chồng Zuckerberg - Chan đứng đầu danh sách mạnh thường quân năm 2013 vì hiến gần 1 tỷ USD cho Quỹ Cộng đồng Thung lũng Silicon, chủ yếu dành cho lĩnh vực giáo dục và y tế. Số tiền quyên góp của hai vợ chồng đến từ 18 triệu cổ phiếu Facebook (bằng số cổ phiếu họ cho đi năm 2012). Zuckerberg nói rằng, số tiền mà hai vợ chồng hiến tặng chủ yếu dành cho trẻ em. Vợ anh hiện là bác sĩ nhi khoa. Cuối năm 2014, Zuckerberg và Chan quyên góp 25 triệu USD cho Quỹ Các trung tâm phòng chống dịch bệnh của Mỹ, để hỗ trợ cuộc chiến chống Ebola.
Năm 2010, ở tuổi 26, Zuckerberg gia nhập mạng lưới Giving Pledge gồm những doanh nhân cam kết dành ít nhất một nửa tài sản của họ cho các tổ chức từ thiện. Thời điểm đó, ông chủ Facebook phát biểu: “Người ta thường đợi đến cuối sự nghiệp của mình mới cho đi. Tại sao lại phải đợi khi mà có quá nhiều việc cần phải làm?”. Tuy nhiên, đến nay, rất ít tỷ phú trẻ tham gia Giving Pledge. Ðộ tuổi trung bình của các mạnh thường quân trong mạng lưới này là 72,5. Zuckerberg sinh ngày 14/5/1984, hơn vợ một tuổi và có giá trị tổng tài sản tính đến cuối tháng 9/2015 là 35,7 tỷ USD. Thành đạt, có lối sống giản dị, Zuckerberg chắc chắn có được vô số “Like” (nút “thích” nổi tiếng trên Facebook), nhưng anh lại rất thích “Dislike” (không thích). Tại sao vậy?
Ông chủ Facebook tiêu tiền như thế nào? - ảnh 1
Chú rể Mark Zuckerberg và cô dâu Proscilla Chan. Ảnh: Washington Post
Facebook sẽ có nút “Dislike”?

Ngày 15/9, Zuckerberg thông báo, Facebook đang trong công đoạn cuối cùng để tung ra nút “Dislike” (không thích), BBC đưa tin. Cả Zuckerberg và Facebook nhận ra rằng, người dùng mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ không nhấn nút “Dislike” để “dìm hàng” nhau. Với nhiều người dùng, Facebook sẽ cung cấp một lựa chọn khác “Like” (thích) để họ có thể bày tỏ cảm giác, cảm xúc về những lời đăng trên mạng mang tính thông báo tin xấu hoặc những bình luận tiêu cực.

Zuckerberg nói rằng, hiện giờ người dùng không có sự lựa chọn nào khác ngoài nút “Like”, dù họ không muốn “thích” những lời đăng về khủng hoảng di cư vào châu Âu hiện nay hay thông báo người thân qua đời. “Ðiều mà họ thực sự muốn là khả năng biểu đạt sự đồng cảm. Không phải mọi khoảnh khắc đều là khoảnh khắc tốt đẹp”, anh nói. Trong đời CEO của Facebook có những khoảnh khắc đau lòng và anh cũng dũng cảm chia sẻ với cộng đồng.

Kêu gọi chấm dứt sự cấm kị về sẩy thai
The Telegraph ngày 1/8 đưa tin, CEO của Facebook tiết lộ chi tiết về nỗ lực đầy nước mắt của hai vợ chồng để có được em bé. Zuckerberg cưới Chan trong một hôn lễ bình dị hôm 19/5/2012. Ngày 1/8, anh thông báo trên Facebook rằng, Chan đang mang bầu một bé gái; trước đó, vợ anh 3 lần sẩy thai. Vì vậy, ông chủ Facebook kêu gọi mọi người chia sẻ nhiều hơn, thảo luận công khai hơn về sảy thai - vấn đề vẫn bị coi là cấm kị ở nhiều nước trên thế giới.
Ông chủ Facebook tiêu tiền như thế nào? - ảnh 2
Anh nói: “Hầu hết mọi người không thảo luận về sẩy thai vì bạn lo ngại vấn đề của mình sẽ khiến bạn bị xa cách hoặc bị mang tiếng, như thể bạn có thiếu sót hoặc từng làm điều gì đó để bị quả báo. Vì vậy, bạn phải tự vật lộn… Trong thế giới kết nối và cởi mở hiện nay, thảo luận những vấn đề như thế không làm chúng ta xa nhau, mà trái lại, khiến chúng ta gần nhau hơn. Nó tạo ra sự thấu hiểu và khoan dung, đem đến cho chúng ta niềm hy vọng”.
Zuckerberg tâm sự: “Hình ảnh siêu âm cho thấy bé gái giơ ngón tay cái với biểu tượng “Like”, nên tôi tin rằng, cháu sẽ giống tôi. Ðây sẽ là chương mới trong cuộc đời của chúng tôi”.

Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách dạy con vào lớp 1

Chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1.
Chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ với các bậc phụ huynh những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho con vào lớp 1.
Dù chưa kết thúc năm học nhưng nhiều phụ huynh đã liên tục nhắn tin cho chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam để hỏi về cách chuẩn bị cho con khi chuẩn bị vào lớp 1.
Để giúp cho các phụ huynh, chị Điệp (Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ chính kinh nghiệm bản thân trong quá trình chuẩn bị cho Nhật Nam vào lớp 1.
Xin giới thiệu những kinh nghiệm dạy con đầy bổ ích của chị Phan Hồ Điệp.

Chị Phan Hồ Điệp - mẹ của bé Nhật Nam chia sẻ cách dạy con khi vào lớp 1
Chào lớp 1
Chuẩn bị những kĩ năng tiền học đường
Như đã nói từ trước, tôi áp dụng Giáo dục sớm nhưng tôi không ủng hộ việc “tiểu học hóa” cho con, tức là, không mong muốn dạy con sớm biết đọc, biết viết. Khoảng thời gian Nam 5 tuổi, tôi tập trung dạy con những kĩ năng tiền học đường, bao gồm:
Dạy con cách quan sát: Tôi cho rằng, quan sát tốt sẽ rất có lợi trong việc phát triển tư duy nên tôi kiên trì dạy Nam quan sát từ khi còn nhỏ. Sang đến 5 tuổi, việc quan sát trở nên có tính mục đích hơn, được giao thành những nhiệm vụ cụ thể.
Ví dụ, khi cho Nam đi chơi công viên, tôi đố Nam tìm những loại hoa mọc trong bãi cỏ xem chúng thế nào, tôi chỉ vào những cây dây leo bám trên cây cổ thụ hỏi Nam xem chúng sống được là nhờ đâu. Những gì Nam quan sát được về nhà tôi tiếp tục giải thích cho Nam thông qua sách vở và nhờ sự trợ giúp của bác Gúc (Google).
Không chỉ quan sát thiên nhiên, tôi hướng dẫn Nam quan sát những hành vi, những hoạt động của mọi người xung quanh, chỉ cho Nam thấy đâu là những việc làm tốt, những việc làm nào chưa tốt….
Việc quan sát còn được thực hiện trên sách vở, ví dụ cho Nam quan sát để tìm điểm khác biệt, để nhận xét…
Với mong muốn kết hợp giữa kĩ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ, tôi thường thực hiện quan sát theo một quá trình, bao gồm: Nêu nhiệm vụ (mục đích quan sát), hướng dẫn cách quan sát, đặt câu hỏi, kể lại thật hấp dẫn những điều đã quan sát được.
Cách làm đó khiến cho việc quan sát như một môn học, tất nhiên, ngoài “giờ học” đó con có thể quan sát bất cứ việc gì con thích và kể lại cho mẹ nghe.
Hôm trước đọc FB của một mẹ nào đó có nói về việc cho con quan sát cái bắp cải và tại sao các lá bắp cải lại cuộn vào nhau, lá ngoài cùng có màu xanh đậm hơn các lá bên trong, tôi thấy rất thú vị.
Và tôi cho rằng, những điều quan sát đó sẽ giúp các bé sống chan hòa với thiên nhiên, với mọi người và sẵn sàng những trải nghiệm để bước vào lớp 1.
Thần đồng Đỗ Nhật Nam ngày càng trưởng thành
Dạy con khả năng tập trung: Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập nên để có thể ngồi tập trung trong suốt cả thời gian một tiết học thật khó khăn đối với các bé. Tôi giúp Nam luyện tập sự tập trung, ban đầu là dưới dạng trò chơi. Những trò chơi này, Nam đều nhớ và ghi lại trong các cuốn tự truyện của tôi.
Phổ biến nhất là trò: Cho sóc vào trong hang. Hai chân Nam được bố lồng trong cái bao tải, gọi là “nhốt sóc”, sau đó sẽ giao một nhiệm vụ gì đó cho Nam thực hiện.
Nam sẽ làm theo đúng thời gian quy định. Nếu trong khoảng thời gian đó, Nam không ngọ nguậy, không xin đi lại, và làm đúng nhiệm vụ được giao, thì Nam sẽ thắng. Cứ thế, dần dần tăng thời gian “nhốt sóc”.
Khi Nam đã có thói quen ngồi tập trung, tôi bắt đầu nghĩ ra những nhiệm vụ mà Nam thấy hứng thú nhất và không cần nhìn vào đồng hồ như trước nữa. Tôi để Nam làm tự do.
Khi Nam kết thúc công việc, tôi tính giờ và nói xem Nam đã ngồi tập trung được trong bao lâu. Nam rất hứng thú với kết quả được tăng dần theo mỗi ngày.
Ngay cả quá trình chơi, tôi cũng hướng Nam đến việc tập trung chơi một thứ đồ chơi trong một khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên là chơi bao giờ cũng dễ hơn học.
Dạy con cách ngồi học đúng tư thế: Tôi cho rằng đây là điều hết sức quan trọng. Ngồi học đúng tư thế không chỉ giúp cho các bé học hiệu quả hơn mà còn giữ gìn đôi mắt. Nam đọc nhiều, dùng máy tính cũng nhiều nhưng thị lực luôn đạt 10/10, có lẽ vì Nam ngồi học đúng tư thế.
Tôi treo một bảng dạy tư thế ngồi đúng, tư thế cầm bút trước bàn học của Nam và kiên trì rèn theo tấm bảng đó. Cứ ngồi vào bàn là ngồi theo đúng cách, kể cả để vẽ hay tô màu.
Tôi cùng thường “thị phạm” cho Nam cách ngồi đúng hoặc cùng Nam chơi trò chơi như: Một người đếm 1,2,3, người kia phải ngồi ngay vào bàn và theo đúng tư thế, nếu ai làm chậm hoặc ngồi không đúng là sẽ thua.
Dạy con các kĩ năng giao tiếp: Khi đến trường, để trẻ hòa nhập tốt, trẻ phải có các kĩ năng giao tiếp. Tôi dạy Nam cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách giới thiệu bản thân, cách bày tỏ những ý kiến của tôi…
Tất cả những điều này phải làm thường xuyên theo từng ngày và thực hành ngay để dễ ghi nhớ.
Dạy con cách làm việc nhóm: Tôi thường rủ Nam chơi các trò chơi với các bạn gấu, thỏ… trong đó mỗi hôm một bạn sẽ giao nhiệm vụ gì đó và “cả nhóm” cùng hoàn thành. Có hôm Nam là người chủ trì nhưng cũng có hôm “bạn Gấu” giao nhiệm vụ.
Qua đó, tôi hướng dẫn Nam cách nêu nhiệm vụ, cách thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả. Thực tế khi tôi đi dạy học có nhiều bé rất thông minh nhưng không hợp tác với bạn nên bé cũng gặp những khó khăn trong công việc.
Tôi cũng thường xuyên cho con tham gia chơi với các nhóm bạn, lặng lẽ quan sát ghi nhận những khó khăn cũng như những ưu điểm của con khi chơi để góp ý cho con.
Dạy con “chơi” với các con chữ: Chỉ là “chơi”với các con chữ thôi chứ không phải dạy đọc đâu. Tôi cho Nam nhận biết các chữ cái ở ba kiểu viết thường, viết in hoa, viết nghiêng.
Tôi cho con chơi nặn các chữ cái, đặc biệt là nặn để ghép tên của tôi (nhận biết và thể hiện được tên tôi giống như cho con hình thành “cái tôi” của tôi vậy).
Tôi dạy con biết cách cầm sách, dạy con học thuộc lòng những đoạn thơ, đoạn văn ngắn. Dạy con phân biệt hướng của các con chữ (phải, trái, trên, dưới), dạy một số nét cơ bản (nét khuyết, nét móc, nét thẳng, nét cong, nét móc hai đầu), chơi trò chơi đánh vần…
Dạy con cách cảm nhận: Thông thường việc này gắn liền với quá trình quan sát nhưng để mọi người dễ theo dõi, tôi tách riêng. Tôi dạy Nam cảm nhận cái hay, cái đẹp của một câu thơ, một đoạn thơ hay một cảnh sắc thiên nhiên mà Nam quan sát được.
Tôi hay cho Nam học thuộc lòng một đoạn thơ ngắn rồi giải thích các câu chữ trong đó cho Nam thấy cái hay của nó.
Ban đầu rất đơn giản như kiểu: Trong bài Buổi sáng nhà em có câu: Mụ gà cục tác như điên/ Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi. Tôi giải thích: Gà mái hay kêu ầm ĩ như một bà lắm lời nên gọi mà “mụ” còn gà trống hay kêu ó o, hệt một đứa trẻ nên gọi là “thằng”, chao ôi thật là một buổi sáng rộn rã và vui tươi. Cũng có khi cho Nam cảm nhận sâu sắc hơn.
Ví dụ, trong bài Nói với em (Vũ Quần Phương), khổ nào cũng bắt đầu bằng “nhắm mắt”. Nhắm mắt để “nhìn”, để nghe rõ hơn. Nhưng ở khổ cuối thì nhắm mắt rồi lại mở mắt ra ngay là bởi nhắm mắt để nghĩ. Nghĩ về công ơn cha mẹ, thấy cha mẹ vất vả vì tôi nên không thể “nhắm mắt” được mà mong muốn “mở mắt” để làm việc gì đó giúp đỡ cha mẹ. Đấy việc cảm thụ cứ tăng dần độ khó như thế.
Tôi cũng cho Nam cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Có lần tôi để ý cứ 4h30 sáng là có người lao công đi quét đường. Tôi dậy sớm, thu âm thanh quét đường và ghi thời gian đó, sau đó cho Nam nghe và để Nam nói cảm nhận của tôi.
Có một điều tôi cũng cần nói thêm là đừng “định hướng” cảm nhận của con, chỉ khi nào con “bí” mới giúp đỡ còn lại cứ để con tự do nói lên suy nghĩ của tôi. Có khi chỉ cần đứng trước ba bông hoa có màu khác nhau cũng có thể là “cảm hứng” cho một giờ học về cảm nhận được rồi.
Chuẩn bị tâm lý đến trường
Việc chuẩn bị một tâm lý thoải mái để trẻ đến trường sẽ giúp trẻ xóa tan những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu. Tôi đã giúp Nam làm việc này như sau:
Nói chuyện về trường học: Tôi nói chuyện với Nam vào buổi tối, khi hai mẹ con đi dạo hoặc trước khi lên giường đi ngủ.
Tôi nói về những quy định, những điều khác biệt ở trường tiểu học, những quy tắc mà mỗi học sinh phải thực hiện, những niềm vui có được khi đến trường. Trong đó nhấn mạnh đến việc “khám phá”. Con sẽ khám phá ra nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết.
Con có thể đọc cho mẹ nghe truyện, không cần nhờ ai đọc nữa. Con có thể viết thư cho mẹ mỗi khi mẹ đi xa… Nói chung tôi không “tô hồng” là trường học tuyệt vời, trường học đẹp, trường học hấp dẫn mà tôi chỉ nói những điều liên quan đến bản thân Nam. Nam sẽ có được những thú vị gì khi đi học, về niềm vui của Nam khi khôn lớn, về niềm vui của bố mẹ khi chứng kiến sự trưởng thành của Nam.
Cùng Nam làm thời khóa biểu, trang trí bàn học, chuẩn bị sách vở… Những việc này giúp Nam có tâm lý phấn khởi, cảm thấy việc đi học là một sự kiện “trọng đại”.
Chơi trò chơi: Cơ mà. Chả là Nam hay bắt đầu hỏi mẹ bằng câu hỏi: Cơ mà… nên tôi nghĩ ra trò chơi này. Đó là Nam có thể nghĩ ra mọi câu hỏi về trường học bắt đầu bằng “cơ mà”.
Ví dụ: Cơ mà em muốn đi vệ sinh thì em làm thế nào? Cơ mà có bạn không thích chơi với em thì sao? Cơ mà cô phạt thì sao? Cơ mà khi cô gọi mà em không đọc được? Cơ mà em viết xấu... Nói chung là hàng trăm cái “cơ mà” nhiều khi rất buồn cười.
Trước mỗi cái “cơ mà”, tôi đều nghĩ cách giải thích cặn kẽ bởi thực ra đó là hình thức giúp Nam giải quyết các tình huống học đường có thể gặp phải. Trò chơi “cơ mà” này còn áp dụng ngay cả khi Nam đã đi học. Bây giờ thỉnh thoảng hai mẹ con vẫn chơi, nhưng mà là tôi đặt câu hỏi (vì có nhiều điều bây giờ cần “tìm hiểu”về bạn ấy quá).
Chơi các trò chơi về lớp học: Tôi thường đóng vai cô giáo còn Nam làm học sinh. Tôi sẽ dạy Nam một điều gì đó, Nam sẽ học cách giơ tay phát biểu, cách trình bày vấn đề… Cũng có khi Nam là giáo viên còn tôi là học trò.
Chà, tôi định viết thêm về việc chọn trường, việc nói chuyện và giải quyết những tình huống khi ngày đầu con đến lớp nhưng nhìn lại có vẻ dài quá rồi, hẹn mọi người lần sau vậy.
Có một điều tôi cần nói, đó là, con cái chính là sự phóng chiếu của cha mẹ. Nếu trước khi con đi học mà bạn cứ nói rằng cô giáo này tốt hơn cô giáo kia, trường này tốt hơn trường kia, rồi chuyện đi học thêm, chuyện con bạn A, bạn B đã đọc và làm toán vèo vèo… thì sẽ tạo một tâm lý không tốt cho con của tôi. Hãy đón nhận mọi điều bằng sự bình tâm, thoải mái, và con bạn sẽ cảm nhận được điều đó.



Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ 8 bước dạy con khi 3 tuổi

Thuộc chuyên đề: Thần đồng Đỗ Nhật Nam
(VTC News)-Chị Phan Hồ Điệp–mẹ của bé Nhật Nam chia sẻ bí quyết dạy con phát triển ngôn ngữ và giao tiếp khi 2-3 tuổi trên trang facebook cá nhân.
» 3 cách đơn giản thể hiện tình yêu con
» Bố đi nhậu để kiếm tiền nuôi con?
» 8 lỗi kinh điển khi dạy con
Trong chuyên mục “Dạy con” trên báo điện tử VTC News, ban biên tập xin giới thiệu chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp về cách dạy con trong độ tuổi 2-3 tuổi.
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ 8 bước dạy con khi 3 tuổi
Chị Phan Hồ Điệp - mẹ của bé Nhật Nam chia sẻ cách dạy con khi 2-3 tuổi "Giai đoạn 2-3 tuổi có thể coi là bước tiến vượt bậc trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nó làm cho đứa trẻ trở nên “yêu ơi là yêu” vì sự líu lo, ríu rít suốt ngày. Chính vì thế, tận dụng để dạy ngôn ngữ cho trẻ là điều rất tuyệt.
Khi Nam 2 tuổi, sau một giai đoạn “im lặng” không nói năng, Nam bắt đầu nói thành câu, cả câu đơn và câu ghép. Ví dụ, buổi sáng khi tỉnh dậy, Nam nói: “Mẹ ơi, em xuống giường, em đi đánh răng”. Hoặc khi mình đưa Nam đi chơi công viên, Nam nói: “Em chơi cát nhé, em không chơi cầu trượt đâu”. Chính vì thế, mình có thể dạy Nam khá nhiều điều về ngôn ngữ ở giai đoạn này mà không lo “Nam chưa hiểu”. Những cách mình thường làm là:
Đọc sách cho con
Điều này thì mình đã nói, mình để sách của Nam vào một chỗ và khi Nam chỉ tên cuốn sách, mình sẽ đọc cho con bằng một thái độ như thể mình chưa hề biết gì về cuốn sách đó. Mình nhận thấy, trẻ em có rung cảm về ngữ điệu khá tốt. Nếu mẹ đọc uể oải hoặc cho qua chuyện, con sẽ không thích đâu. Đối với mẹ có thể câu chuyện đã quen thuộc hoặc nhàm chán, nhưng trẻ em lại khác.
Mỗi hôm trẻ lại khám phá một điều thú vị trong những cuốn sách đã cũ mèm. Mình đọc chậm rãi, vừa đọc vừa dừng lại hỏi hoặc giải thích. Và tất nhiên, luôn thực hiện việc này theo một giờ cố định trong thời gian biểu.
Chơi diễn kịch cùng với con
Từ 2-3 tuổi, các bé rất thích trò này. Hồi đó chỉ có hai mẹ con ở nhà nên mình thường phải đảm nhận một lúc mấy vai. Nội dung để diễn thường do mình tự nghĩ ra, chủ yếu để dạy Nam các tình huống giao tiếp.
Ví dụ, để dạy Nam biết nói lễ phép, mình kể cho Nam câu chuyện: Có bạn Ngựa nâu nhìn thấy một bạn Ngựa vằn rất đẹp. Ngựa nâu hỏi: Làm thế nào mà bạn lại có những đốm đẹp như vậy. Bạn Ngựa vằn nói: Dễ lắm, mẹ tớ dạy rằng, khi nào nói với người lớn chỉ cần thêm từ “ạ” vào đằng sau là lưng mình sẽ có thêm một đốm như bông hoa ấy. Nhưng nếu bạn quên, thì cái đốm sẽ biến mất.
Bạn Ngựa nâu nói: Ôi dễ quá! Tớ làm được. Vừa lúc ấy, mẹ gọi: Ngựa nâu ơi, lấy hộ mẹ cốc nước. Ngựa nâu: Dạ, vâng mẹ ạ. Ôi thế là lưng ngựa nâu thêm cái đốm. Lát sau mẹ lại nói: Ngựa nâu ơi, con đang làm gì thế? Con đang chơi mẹ ạ. Lại thêm cái đốm thứ hai…. Cứ thế, mẹ con mình nghĩ thêm ra các câu khác để lưng ngựa nâu có thêm nhiều cái đốm nhé.
Mình vừa vẽ, vừa để cho Nam tô màu, cứ mỗi câu Nam trả lời đúng, lại được tô thêm một màu. Sau đó, mình đóng vai Ngựa vằn và Mẹ Ngựa nâu, còn Nam đóng Ngựa nâu để “diễn lại”. Vui lắm mà Nam lại nhớ rất lâu, rằng khi nói với người lớn, phải nói đầy đủ, lễ phép.
Mình thích qua các câu chuyện Nam tự rút ra bài học, hơn là nói: “Con nói ạ đi rồi mẹ cho. Con chào bác đi rồi mẹ mới yêu...”.
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ 8 bước dạy con khi 3 tuổi
Thần đồng Đỗ Nhật Nam được cách giáo dục khoa học từ gia đình
Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt
Có lẽ giai đoạn này, bố bị “ra rìa” nhiều nhất vì mẹ còn mải nói chuyện với con. Thế giới đầy lạ lẫm, đầy ngạc nhiên trước mắt nên con cứ hỏi liên tục và mẹ cũng phải trả lời không dứt. Mình cố gắng “giữ bình tĩnh” để không khi nào cáu trước những câu hỏi không có hồi dứt của Nam. Mình luôn dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để “nói chuyện theo chủ đề”.
Ví dụ, có tuần mình chọn chủ đề là: Nước. Mình sẽ cùng Nam hiểu xem nước từ đâu đến? ( Qua những tranh vẽ đơn giản)/ Nước để làm gì?/ Nếu thiếu nước thì mình sẽ ra sao?/ Nước có đẹp không? Những lần nói chuyện này phải chuẩn bị công phu ra phết: Tranh ảnh, giấy màu, vật thật. Nam sẽ được hỏi mẹ tất cả các câu hỏi Nam quan tâm, được chơi thỏa thích với những sự kiện liên quan đến chủ đề.
Ngoài thời gian nói chuyện theo chủ đề, tất cả các câu hỏi khác của Nam đều được mình giải đáp chi tiết. Mình không thoái thác theo kiểu: “Thôi, con hỏi gì mà nhiều thế!”. Hoặc “HỏLớn lên con sẽ biếti vớ vẩn”. Hay: “”. Với câu nào mình thực sự không hiểu, mình tìm lời giải đáp trên sách vở, trên mạng và chuyển tải bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất đến với Nam.
Cùng con xem phim
Giai đoạn này, cho các con xem phim hoạt hình cũng rất thú vị. Miễn là đừng xem nhiều quá. Mình thường dành khoảng 20-25 phút trong ngày để cùng con xem phim. Hầu hết là các phim hoạt hình của Disney. Xem xong, hai mẹ con lại bàn tán rôm rả về đoạn vừa xem. Nhiều khi Nam cũng không có nhận xét gì đâu mà mẹ phải gợi ý để kích thích Nam “cãi lại”.
Ví dụ, mình nói: Cái bạn Ong trong phim ấy chán nhở, đáng lẽ phải nhớ lối đi về chứ. Hoặc Mẹ chẳng thích kiểu của bạn Chuột ấy, lúc nào cũng vội vàng…
Còn một điều nữa mình cũng nhận thấy, khi xem phim thông thường, các mẹ hay hướng cho con đến “tuýp” nhân vật xinh xắn, ngoan ngoãn, dễ thương. Nhưng trẻ em thì có lẽ không thế. Chúng thích hoàn toàn theo cảm tính.
Vì thế, các mẹ cũng đừng “định hướng”. Cứ để con được tự do nói lên ý thích của mình. Có lẽ đó cũng là lý do mà tại sao có nhiều nhân vật hoạt hình trong các phim bom tấn của Mỹ lại có tạo hình rất kì dị, kinh khủng. Mình tin, sự hướng tới một thế giới đa dạng, chấp nhận sự khác biệt được dạy cho con trẻ từ những điều giản đơn như thế.
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ 8 bước dạy con khi 3 tuổi
Gia đình là chỗ dựa cho cậu bé Đỗ Nhật Nam phát triển Gọi tên các đồ vật gắn kèm với chức năng
Cái này thì mình kiên trì dạy Nam từ khi 1 tuổi và nâng dần độ khó. Tức là khi mẹ nói tên đồ vật, Nam nói được chức năng của nó. Cũng làm như vậy với các bộ phận của cơ thể. Khi Nam vào nhà tắm, mình coi đó là một cơ hội tuyệt vời và đầy hấp dẫn để học những bài học này trong đó có cả những bài học về giới tính.
Ví dụ, mình chỉ vào bộ phận sinh dục và nói: “Đây là chỗ để em đi vệ sinh. Chỗ này để mọi người nhìn thấy là không hay, mẹ mặc quần đẹp để che đi. Quần đẹp lắm đúng không. Nếu ai sờ vào thì em nói: Không ạ. Rồi gạt tay ra nhé”. (Làm mẫu). Sau đó em nhớ kể cho mẹ biết. Mọi bộ phận trên cơ thể em đều yêu lắm. Mẹ thơm mắt này. Mẹ thơm mũi này… Em phải giữ cho chúng sạch sẽ nhé. Đừng để chúng đau, chúng sẽ không vui đâu. Ví dụ là như thế, mỗi hôm dành thời gian kể và nói chuyện về một bộ phận. Trong chậu tắm, mình luôn để sẵn mấy thứ đồ chơi bằng nhựa để Nam có thể vừa nghe lại vừa chơi, rất vui.
Dạy cho Nam về những tính từ

Giai đoạn 2-3 tuổi, vốn danh từ cũng khá nhiều rồi nên mình tập trung dạy các tính từ bằng cách chơi trò chơi miêu tả. Muốn chơi trò này, mình phải “chơi thử” cho Nam nhiều lần. Ví dụ: Cái ca thế nào? Cái ca to/ nhỏ/ xinh xắn/ xanh, đỏ… Con mèo thế nào? Con mèo hiền/ ngoan/ dễ thương/ xinh xắn/ đáng yêu/ dữ tợn… Tất nhiên, Nam không thể biết đó là các tính từ nhưng Nam có thói quen tìm các từ để miêu tả sự vật. Điều này rất có lợi cho việc làm văn sau này.
Độ tuổi này, giao tiếp của con rất nhạy cảm
Việc học thông qua quan sát, bắt chước người lớn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mẹ cần thể hiện một thái độ tôn trọng, biết lắng nghe. Nhờ thế, có lẽ việc “nổi loạn” của trẻ cũng diễn ra nhẹ nhàng hơn. Với Nam, mình TRÁNH dùng những mẫu câu như: “Con để mẹ làm mẫu cho” mà thay vào đó là: “Con nhìn xem mẹ làm thế này có được không?”. Không dùng: “Con làm thế là sai rồi”. Mà thay bằng: “Mẹ nghĩ nên làm lại thế này thì có lẽ tốt hơn...”. Mình cũng KHÔNG dùng những câu như: “Con làm thế bố sẽ mắng đấy. Con làm thế thì công an/ngáo ộp/ ông râu xồm… bắt đấy”... Mình chỉ ra hậu quả của việc đó chứ không dọa dẫm.
Chú ý đến thái độ giao tiếp: Sau này khi Nam lớn, mọi người thường khen là Nam rất ngoan. Những lúc Nam đi cùng mẹ, nếu Nam làm việc gì sai, mẹ chỉ cần nhìn là Nam biết và tự điều chỉnh. Mình cho rằng, có được điều đó là mình đã dạy Nam về thái độ giao tiếp từ giai đoạn này. Bất cứ việc gì Nam làm sai, mình đều nhìn thẳng vào Nam và nói: “Em ơi, mẹ không vui”. Nhưng ngược lại, nếu việc nào Nam làm tốt, mình cũng nhìn vào mắt Nam và nói: “Em giỏi lắm/ Em ngoan lắm/ Em làm cho mẹ rất vui”.
Đến giai đoạn này, mình cũng đã bắt đầu có hình thức thưởng/phạt rõ ràng. Con ngoan thì con sẽ được mẹ đọc thêm truyện (Nam vô cùng thích đọc truyện), được mua thêm đồ chơi… Nhưng ngược lại, Nam sẽ phải ngồi vào “Góc buồn”, trong một khoảng thời gian nào đó, thường là từ 5 đến 15 phút.
Thường xuyên cùng con ghi nhật kí
Mình làm vào các buổi tối, trước khi Nam đi ngủ. Mình thường hỏi Nam: “Buổi sáng/ Trưa/ Chiều nay mẹ con mình làm gì ấy nhỉ”. Ví dụ Nam nói: “Mẹ với em đi siêu thị”. Mình sẽ nói: “Đúng rồi, đi siêu thị vui lắm. Hôm nay Nam biết giúp mẹ đẩy xe hàng. Mẹ ghi vào đây, kèm theo hình vẽ nữa. Nam có muốn bổ sung gì vào hình vẽ không?”. Kiểu như thế, cuốn nhật kí của hai mẹ con tuyệt lắm. Đó cũng là cách giúp Nam biết chuyển tải ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết và tập thói quen ghi nhớ. Mình cũng sẽ cùng Nam lên kế hoạch cho ngày hôm sau nữa. Vui ơi là vui.
Trong khi giở lại những cuốn nhật kí, mình đọc được những mẩu ghi chép về hội thoại của mẹ và Nam rất buồn cười.
- Nam ơi, Nam yêu mẹ không?
- Có, em yêu mẹ.
- Thế em yêu mẹ nhiều không?
- Có, nhiều lắm ạ.
- Thế em ra thơm mẹ để mẹ biết là em yêu mẹ nhiều đi.
- Nhưng em bận lắm, em còn đang chơi với con cá.
- Ôi thế mà nói là yêu mẹ nhiều. Mẹ buồn quá, mẹ khóc đây. Hu hu.
- Thôi được rồi, để em ra thơm. ( Chạy lại thơm mẹ)
- Đấy được chưa. KHỔ QUÁ, MỆT QUÁ, lớn rồi mà còn khóc nhè.( Vừa quay lưng vừa lẩm bẩm)
Hihi, rất chi là ra dáng một người lớn, chàng trai 3 tuổi của mẹ! Giá bây giờ dùng chiến thuật đó mà có chàng chạy lại thơm thì mẹ sẽ làm luôn ấy!"

Bữa trưa vui vẻ cùng Đỗ Nhật Nam -


'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam đi Mỹ du học vì 'chiếc lồng nhỏ không giữ được đại bàng to'